Phần mềm quản lý và phân tích dữ liệu nội kiểm – QUANGLAB-IQC Phiên bản 2.0

Phần mềm quản lý và phân tích dữ liệu nội kiểm phiên bản 2.0 mới cập nhật với 3 mức QC được áp dụng.



I. GIỚI THIỆU

QUANGLAB-IQC là phần mềm quản lý và phân tích dữ liệu QC cho các xét nghiệm tại khoa Xét nghiệm giúp khoa quản lý nội kiểm khoa học và hiệu quả.

QUANGLAB-IQC quản lý kết quả chạy nội kiểm cho từng xét nghiệm theo từng Level hỗ trợ người dùng quản lý lô và hạn sử dụng của lô.Nhân viên của Khoa Xét ngiệm dễ dàng theo dõi tình hình nội kiểm thông qua các biểu đồ Levey-Jennings cùng với các quy luật Westgard

Các tính năng chính của QUANGLAB-IQC

1. Quản lý dữ liệu QC hằng ngày theo mức QC, Lô và hạn dùng.

2. Cho phép quản lý nhiều Level cho 1 Lô QC

3. Cho phép quản lý người dùng tác động lên KQ QC (nhập kết quả QC, xóa kết quả)

4. Lập biểu đồ kiểm soát chất lượng Levey-Jenning của nhiều mức QC (1 mức, 2 mức, 3 mức) trong một bản báo cáo, in báo cáo

5. Phân tích dữ liệu QC áp dụng quy tắc Westgard hiện đại theo Level và theo Lô

– Với 1 mức và 2 mức QC : luật 1-2s, 1-3s, 2-2s, 4-1s, 7T, 10x và theo Lô (luật R4s, 2-2s, 4-1s, 10x)

– Với 3 mức QC : luật 1-3s, 3-1s, 6x và theo Lô khi kết hợp 3 QC : 2of 3-2s, R4s, 3-1s, 6x

6. Hỗ trợ Khoa trong việc xây dựng giới hạn khoảng chấp nhận phù hợp với máy móc, hóa chất cũng như điều kiện môi trường của Khoa Xét nghiệm

7. Giám sát hệ thống phân tích cho mỗi xét nghiệm định lượng theo tháng thông qua hoạt động tính toán tổng sai số của mỗi xét nghiệm (TE) , sai số tối đa (TEA), SIGMA

8. Six Sigma là công cụ cần thiết trong công tác đảm bảo chất lượng xét nghiệm và quản lý chất lượng toàn diện

II. CÁC QUY LUẬT WESTGARD ĐƯỢC ÁP DỤNG.

Với 2 vật liệu kiểm tra.


Với 3 vật liệu kiểm tra



III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUANGLAB-IQC


Hình 1: Giao diện màn hình chính.

Giao diện màn hình chính gồm các mục:

Setup QC limits : Thiết lập giới hạn kiểm soát nội kiểm (IQC) gồm ±2SD.

Input data QC : Nhập dữ liệu IQC: Dùng để nhập số liệu QC hàng ngày.

Biểu đồ Levey-Jenning: Biểu đồ sẽ được vẽ tự động khi bạn đã nhập dữ liệu QC, tính toán các đại lượng thống kê : Mean, SD, %CV…

Quy luật Westgard: Các quy luật được áp dụng đầy đủ các quy luật của Westgard. Bạn có thể lựa chọn một hoặc nhiều các quy luật để áp dụng cho phòng xét nghiệm của mình.

TE,TEA : Tổng sai số phòng xét nghiệm gồm sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống(TE) và Sai số tối đa phòng xét nghiệm cần so sánh (TEA).Để biết phòng xét nghiệm mình ĐANG Ở ĐÂU VÀ PHẢI LÀM GÌ TIẾP THEO. Đây là một tiêu chuẩn trong đánh giá chất lượng.
Các phần đều có thanh cuộn các cột đều có thể kéo dãn như Excel để hiển thị.

A. Hướng dẫn sử dụng phần mềm:

Bước 1 : Phần Setup QC limits (Thiết lập khoảng giới hạn IQC)
Kích Add để tạo test
Chọn mức QC 1, 2, 3 nhập tên test, giới hạn kiểm soát ±2SD
LOT : Lô của QC đang sử dụng.
EXP : Hạn sử dụng của lô QC.
Month/Year : Tháng/Năm đang chạy QC.
Units: Đơn vị của Test.
Sau đó Ấn Save.Phần mền sẽ tự tính độ lệch chuẩn (SD) và tạo trường trong Phần nhâp dữ liệu QC, TE, Sigma cũng như biểu đồ Levey Jennings. Thông tin về Lô QC cũng đẩy vào Levey Jennings.
Quản lý QC về cả lô và hạn sử dụng.

Hình 2: Giao diện phần Setup QC limits

Bước 2: Chọn phần Input QC data
Nhập dữ liệu QC hằng ngày cho XN và ấn Save phần mền sẽ tự vẽ biểu đồ Levey Jennings và áp dụng các quy luật Westgard để đưa ra 1 cửa sổ hiển thị các Quy luật Vi phạm.
Chỉ cần dùng phím Tab, hoặc các phím lên xuống, trái phải chuyển ô nhập rất đơn giản.
Clear data : Xóa dữ liệu IQC , trước khi xóa dữ liệu IQC để nhập dữ liệu IQC mới phần mền sẽ hỏi : Bạn có thực sự muốn xóa dữ liệu không. Có ấn Yes, không ấn No.
Export : Chuyển dữ liệu QC sang file Excel để lưu hoặc In.

Hình 3: Giao diện phần Input QC data


Bước 3: Chọn phần Levey Jennings : Biểu đồ kiểm soát chất lượng
Biểu thị các kết quả nội kiểm tra:
Các giá trị mẫu chứng được điền trên biểu đồ theo thời gian.
Các điểm được vẽ kết nối với nhau để nêu bật xu hướng sự thay đổi hoặc sự lệch ngẫu nhiên.
Đánh giá quy trình xét nghiệm nằm trong mức kiểm soát hay ngoài mức kiểm soát.
Các điểm giá trị được nối với nhau để nêu bật xu hướng.


Hình 4: Giao diện phần biểu đồ Levey Jennings

Hình 5: Giao diện phần biểu đồ Levey Jennings

Trong biểu đồ sẽ hiển thị trực quan các điểm là các giá trị chạy QC hằng ngày.Tính toán các đại lương thống kê như SD, MEAN, % CV, thông tin Lô và hạn sử dụng, đơn vị test.
Phòng xét nghiệm có thể in biều đồ Levey Jennings: Kích Save Image chọn, lưu vào 1 thư mục lưu trữ. Rồi In.

Hình 6: Hướng dẫn lưu và In biểu đồ Levey Jennings



Bước 4: Chọn phần Westgard Rules sẽ hiện ra các quy luật vi phạm.
Luật Westgard là các luật kiểm soát chất lượng (Quality Control-QC) được xây dựng dựa trên các phương pháp thống kê, nhằm phân tích xem các kết quả của các mẫu nội kiểm nằm trong hay ngoài dải cho phép.

Hình 7 : Giao diện Phân tích áp dụng quy luật Westgard

Phần mền sẽ tự báo lỗi ra 1 cửa sổ riêng rất tiện lợi và khoa học.Giúp nhân viên PXN phát hiện các sai số nhanh chóng và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời để đảm bảo việc trả kết quả bệnh nhân cũng như đưa ra kết quả đảm bảo độ tin cậy giúp Khoa Xét nghiệm, bệnh viện nâng cao thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng xét nghiệm và điều trị bệnh nhân.. Hiện tại luật Westgard đang áp dụng đầy đủ các quy luật như 12s, 13s, 22s, R4s, 41s, 7T, 10x, kết hợp 2 QC như 41s, 22s, R4s, 10x.Với 3 mức QC : luật 1-3s, 3-1s, 6x và theo Lô khi kết hợp 3 QC : 2of 3-2s, R4s, 3-1s, 6x
Phòng xét nghiệm có thể dùng đơn quy tắc hoặc đa quy tắc.
Phân loại sai số là sai số Ngẫu Nhiên ( RE), hay sai số Hệ Thống (SE).

Bước 5 : Chọn phần tổng sai số PXN (TE), Sai số tối đa cho phép (TEA)
Tổng sai số = Sai số ngẫu nhiên + Sai số hệ thống.
Giá trị tổng sai số TE cho chúng ta biết khoảng cách từ kết quả của phòng xét nghiệm so với giá trị thực. Khi hệ thống thay đổi thì TE cũng thay đổi.
Tính TE là cách dễ nhất để Khoa Xét Nghiệm giám sát hệ thống phân tích cho mỗi xét nghiệm định lượng theo tháng.
Export : Chuyển dữ liệu QC sang file Excel để lưu hoặc In.


Hình 8: Giao diện phần tính toán thiết lập giới hạn nội kiểm PXN, tổng sai số PXN(TE), Thang Sigma.

Đặc biệt khi PXN chạy nội kiểm một thời gian và bắt đầu xây dựng thiết lập giới hạn QC riêng cho P Chúng tôi sẽ hỗ trợ và hướng dẫn các bạn: Tính tông sai số của phòng xét nghiệm mình (TE) đồng thời cung cấp thông tin giới hạn Sai số tối đa cho phép(TEA) cho các XN theo tiêu chuẩn quốc tế Requirements for Analytical Quality( CLIA ) để so sánh. Khi TE < TEAđây là 1 tiêu chí chất lượng quan trọng trong đảm bảo chất lượng xét nghiệm giúp PXN :
Đánh giá phương pháp.
Kiểm tra việc hiệu chuẩn.
Đánh giá xem lô hóa chất có đạt hay không.
Đánh giá sự thay đổi của hệ thống phân tích.
Xách định giới hạn thay đổi cần phát hiện được.
Chọn quy tắc QC thích hợp
Như Ví dụ trên với Xét nghiệm Glucose : %TE = 0.17 ,%TEA = 0.55

Có thể thấy TE<TEA : Tổng sai số Xét nghiệm Glucose nhỏ hơn Tổng sai số tối đa cho phép với Xét nghiệm Glucose do Tổ chức quốc tế CLIA Requirements for Analytical Quality cung cấp là Target value ±10% =5.72*10%=0.572. (Tổng sai số bao gồm sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.)

Trong ví dụ trên các xét nghiệm đều đạt TE< TEa

5.2 Đánh giá chất lượng của PXN bằng công cụ Six Sigma.

Thuật ngữ được sử dụng lần đầu tiên trong bài báo cáo Hóa sinh năm 2000 bởi David Navalainen của viện chất lượng Abbott.

Six Sigma là phương pháp đo lường chất lượng và cải tiến chất lượng được Motorola phát triển từ những năm 1980. Phương pháp Six Sigma có thể áp dụng khi kết quả của một quá trình có thể đo lường được.

Các điểm chính về Sigma.

1. Thang Sigma:

· 6 tuyệt vời – dễ dàng kiểm soát bằng SQC.

· 5 tốt

· 4 khá

· < 3 kém cần cải tiến hiệu năng phương pháp.

2. Hướng dẫn lựa chọn quy tắc QC dựa trên thang sigma.

· 6 sigma- bất cứ quy tắc QC nào ( không sử dụng giới hạn ±2SD)

· 5 sigma – các quy tắc đơn như 1-3s….

· 4 sigma – đa quy tắc kết hợp xem xét các lần chạy trước, tăng số lần chạy QC.

· 3 hoặc thấp hơn – tìm kiếm phương pháp phân tích tốt hơn.

Trong bảng trên thấy Sigma Glucose mức QC1 là 5.50 và mức QC2 là 5,11 : Đạt mức Khá

Ý nghĩa của từ “Six sigma”

– Đo lường được mức độ sai sót và dự báo khả năng sai sót của quá trình dựa trên lý thuyết phân phối chuẩn của Carl-Friedrich Gauss

Sự dao động thường được đo bằng Độ lệch chuẩn, ký hiệu toán học là Sigma Độ lệch chuẩn càng lớn, sự dao động càng lớn


Trên đây mình đã giới thiệu đầy đủ với các bạn về Phần mềm quản lý và phân tích dữ liệu nội kiểm – “QUANGLAB – IQC” 2.0 Các bạn thấy phần mềm này thế nào? Rất tuyệt vời phải không. Nếu các bạn đang quan tâm vấn đề này và muốn sử dụng phần mềm hãy mua phần mềm để ủng hộ tác giả. Mình tin phần mềm sẽ giúp ích rất lớn trong khâu quản lý chất lượng xét nghiệm tại đơn vị bạn.
Ngoài ra tác giả sẽ hỗ trợ, tư vấn cho các bạn cách xử lý các tình huống gặp phải trong quá trình thực hiện nội kiểm tra tại phòng xét nghiệm của bạn.

Mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng phần mềm bản quyền đầy đủ vui lòng liên hệ tại đây hoặc liên hệ trực tiếp theo thông tin sau:

1. Nguyễn Văn Quang  

Số điện thoại: 01674638081 - 0981109635




2. Cao Văn Tuyến

Số điện thoại: 0978.336.115

Email: tuyenlab@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/chatluongxetnghiem

Video demo:

COMMENTS

BÀI NGẪU NHIÊN$type=list-tab$date=0$au=0$c=5$src=random-posts

BÀI MỚI NHẤT$type=list-tab$date=0$au=0$c=5

PHẢN HỒI MỚI$type=list-tab$com=0$c=4$src=recent-comments

/fa-clock-o/ QUAN TÂM NHIỀU TRONG TUẦN$type=list

Tên

CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM,49,KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM,51,TƯ VẤN XÉT NGHIỆM,6,
ltr
item
TUYENLAB: Phần mềm quản lý và phân tích dữ liệu nội kiểm – QUANGLAB-IQC Phiên bản 2.0
Phần mềm quản lý và phân tích dữ liệu nội kiểm – QUANGLAB-IQC Phiên bản 2.0
Phần mềm quản lý và phân tích dữ liệu nội kiểm phiên bản 2.0 mới cập nhật với 3 mức QC được áp dụng.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjmw2c4zQ_Vuht93FblF89xgxn8UlcM8dKmAhiQ_Kc8DNsXB_B0AULSH7N_XzeAvUoG1CwZxaNdNcMMO5grLg7gmbLbDSXe37OlhuLeEnVnLJT5PVQ4v4z799mhM4oB0ot8DuJG4HVmPrUo/s400/1-1-768x456.png
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjmw2c4zQ_Vuht93FblF89xgxn8UlcM8dKmAhiQ_Kc8DNsXB_B0AULSH7N_XzeAvUoG1CwZxaNdNcMMO5grLg7gmbLbDSXe37OlhuLeEnVnLJT5PVQ4v4z799mhM4oB0ot8DuJG4HVmPrUo/s72-c/1-1-768x456.png
TUYENLAB
https://www.tuyenlab.com/2016/12/phan-mem-quan-ly-va-phan-tich-du-lieu.html
https://www.tuyenlab.com/
https://www.tuyenlab.com/
https://www.tuyenlab.com/2016/12/phan-mem-quan-ly-va-phan-tich-du-lieu.html
true
5820880022322671012
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts XEM TẤT CẢ Đọc tiếp Reply Cancel reply Xóa By Home TRANG BÀI VIẾT Xem tất cả ĐỀ XUẤT CHO BẠN DANH MỤC LƯU TRỮ SEARCH TẤT CẢ BÀI ĐĂNG Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share. STEP 2: Click the link you shared to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy