Giá trị tham chiếu và ý nghĩa lâm sàng của các xét nghiệm về sản - phụ khoa

Ý nghĩa các hormon sinh sản như LH, FSH, Prolactin, Estradiol, Progesteron, AMH, Testostẻol, tinh dịch đồ, sàng lọc dị tật trước sinh...


Tiếp theo các nội dung về giá trị tham chiếu và ý nghĩa lâm sàng của các xét nghiệm. Hôm nay mình sẽ chia sẻ tiếp phần 6 về giá trị tham chiếu và ý nghĩa lâm sàng của các xét nghiệm sản - phụ khoa. Xét nghiệm sản - phụ khoa là nhóm các xét nghiệm dùng để đánh giá chức năng sinh sản của cả nam và nữ.




TT
Xét nghiệm/
Giá trị tham chiếu
Ý nghĩa lâm sàng
                       

 1




β-hCG
(Human Chorionic Gonadotropin)
0 - 5mUI/ml.
- hCG là một glycoprotein gồm hai tiểu đơn vị: Alpha và Beta. Các tiểu đơn vị Beta của hormon glycoprotein là duy nhất và cung cấp những đặc điểm sinh học khác nhau, trong khi các tiểu đơn vị Alpha trùng với các kích thích tố tuyến yên glycoprotein, luteinizing, kích thích tố nang trứng và kích thích tố hormone tuyến giáp.
- Mục đích: Chẩn đoán và theo dõi thai nghén; ngoài ra còn chẩn đoán K tinh hoàn và K nhau thai.
- Tăng: Có thai; chửa chứng; K tế bào mầm như K tinh hoàn, K nhau thai
- Giảm: Thai chết lưu, sảy thai…

                        2
LH
(Luteinizing Hormon)
Nam: 1,7-8,6 mU/mL; Nữ: pha tạo nang: 2,4-12,6, pha rụng trứng: 14-95,6, pha hoàng thể 1-11,4, sau mãn kinh 7,7-58,5, có thai 789-15781 mU/ml.
- Là hormone tạo hoàng thể
- Mục đích: Đánh giá chức năng của trục dưới đồi-sinh dục ở cả nam và nữ; để đánh gía và xử trí tình trạng vô sinh
- Tăng: Vô kinh nguyên phát, không có buồng trứng, suy chức năng buồng trứng, buồng trứng đa nang, dậy thì sớm, mãn kinh…
- Giảm: Giảm chức năng tuyến sinh dục, giảm chức năng tuyến yên, rối loạn chứ năng vùng dưới đồi…

                        3
FSH
(Follicular-Stimulating Hormone)
Nam: 1,5-12,4 mU/mL; Nữ: pha tạo nang: 3,5-12,5, pha rụng trứng: 4,7-21,5, pha hoàng thể 1,7-7,7, sau mãn kinh 25,7-134,8 mU/ml.
- Là một gluycoprotein do thùy trước tuyến yên bài tiết.
- Mục đích: Để chẩn đoán các rối loạn của tuyến sinh dục, tuyến yên vùng dưới đồi; Tình trạng giảm chức năng tuyến sinh dục, vô sinh, các rối loạn kinh nguyệt, đậy thì sớm và mãn kinh.
- Tăng: Vô kinh nguyên phát, không tinh hoàn, suy tuyến sinh dục, cường năng tuyến yên, khối u vùng dưới đồi, sau cắt tử cung, dậy thì sớm, mãn kinh…
- Giảm: vô kinh thứ phát, chậm dậy thì, giảm hormone tuyến sinh dục, sau cắt tuyến yên, rối loạn chức năng vùng dưới đồi…

                        4
Prolactin
Nam: 4,6-21,4 ng/mL
Nữ: 6,0-29,9 ng/mL
- Prolactin là hormon do tế bào thùy trước tuyến yên tiết ra. Nó chi phối sự phát triển của mô vú, kích thích và duy trì khả năng tạo sữa ở phụ nữ.
- Mục đích: đánh giá tình trạng vô kinh, tăng tiết sữa, vô sinh và thiểu năng sinh dục. Ngoài ra còn đánh giá các khối u tuyến yên và ung thư vú.
- Tăng: Vô kinh, chảy sữa, có thai, cho con bú, tổn thương tuyến yên, khối u tuyến yên, ung thư vú, suy thận mạn, suy gan, do một số thuốc…
- Giảm: Suy chức năng tuyến yên, vú to ở nam giới, rậm lông ở nữ, loãng xương ở nữ, do một số thuốc…
                        5
Estradiol
Nam: 28-156 pmol/L; Nữ: pha tạo nang: 46-607, pha rụng trứng: 315-1828, pha hoàng thể 161-774, tiền mãn kinh 18,4-201 pmol/L.
- Estrogen gồm 3 dạng: Estron (E1), Estradiol (E2) và estriol (E3) được sản xuất từ vỏ thượng thận, buồng trứng và tinh hoàn. Trong đó Estradiol có hoạt lực mạnh nhất kích thích sự phát triển của nội mạc tử cung.
- Mục đích: Đánh giá chức năng buồng trứng và chẩn đoán nguyên nhân dậy thì sớm; bệnh vú to ở nam.
- Tăng: Tình trạng nữ háo ở trẻ em; Các u buồng trứng tiết estrogen; chứng vú to ở nam; cường giáp…
- Giảm: Giảm chức năng sinh dục tiên phát hoặc thứ phát

                         6
Progesteron
Nam: 0,7-4,4 nmol/mL; Nữ: pha tạo nang: 0,6-4,7, pha rụng trứng: 2,4-9,4, pha hoàng thể 5,3-8,6,  mãn kinh 0,3-2,5 nmol/mL.

- Progesteron có vai trò: Chuẩn bị cho sự làm tổ; kích thích chế tiết các tuyến nội mạc tử cung; ức chế tiết sữa của các tuyến vú; sản xuất các hormone khác.
- Mục đích: Để phát hiện và theo dõi thời gian rụng trứng; đánh giá các BN có nguy cơ sảy thai sớm
- Tăng: Có thai, uống thuốc ngừa thai, tăng sản tuyến thượng thận, chửa trứng, K buồng trứng…
- Giảm: Suy buồng trứng, vô kinh, rối loạn kinh nguyệt, thai chết lưu, suy rau thai, dọa sẩy, nhiễm độc thai nghén, suy tuyến yên hoặc vùng dưới đồi, suy tuyến thượng thận…

                            7
AMH (anti Muller hormon)
Theo tuổi:
20-24: 1,52-9,95 ng/mL
25-29: 1,20-9,05 ng/mL
30-34: 0,71-7,59 ng/mL
35-39: 0,41-8,96 ng/mL
40-44: 0,06-4,44 ng/mL
45-50: 0,01-1,79 ng/mL
HC buồng trứng đa nang:
3,12-12,6 ng/mL
- Là một hormon glycoprotein có tác dụng ức chế ống Muller.
- Đối với nữ:
+ Đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng:
Khả năng sinh sản bình thường: > 1ng/mL
Khả năng sinh sản trung bình thấp: 0,7-0,9 ng/mL
Khả năng sinh sản kém: 0,3-0,6 ng/mL
Khả năng sinh sản rất kém: < 0,3 ng/mL.
+ Đánh giá đáp ứng của buồng trứng đối với liệu pháp kích buồng trứng.
+ Chẩn đoán hội chứng đa nang: > 3,0 ng/mL
+ Đánh giá và theo dõi ung thư buồng trứng.
+ Dự báo thời gian mãn kinh.
- Đối với bé trai:
+ Chẩn đoán phân biệt rối loạn giới tính (AMH =0 hoặc rất thấp).
+ Chẩn đoán tinh hoàn lạc chỗ (khám không thấy tinh hoàn nhưng AMH bình thường)
                        8
Testosterol
Nam: 9,9-27,8 nmol/mL; Nữ: 0,22-2,9 nmol/mL.
- Có vai trò kích thích sinh tinh trùng ở nam giới, phát triển các đặc trưng giới nam; kích thích sự phát triển của một số khối u như tiền liệt tuyến…
- Mục đích: Đánh giá tình trạng suy chức năng sinh dục, đánh giá dậy thì sớm hoặc muộn, theo dõi điều trị testosterone; đánh giá nam hóa ở nữ giới…
- Tăng: Khối u thượng thận, khối u tinh hoàn, khối u buồng trứng, phát dục sớm, hội chứng Cushing…
- Giảm: Suy tinh hoàn tiên phát, thứ phát; suy buồng trứng tiên phát hoặc thứ phát;…

                         9
Tinh dịch đồ
Theo WHO 2010
Thời gian ly giải: 15-60’
Độ nhớt: tốt
pH ≥7,2
Thể tích ≥ 1,5mL
Mật độ: ≥15 x 106/ml
Tổng số lượng: ≥39 x 106
Di động tiến tới ≥ 32%
Không di động < 60%
Hình dạng BT >4%
Tỉ lệ sống ≥ 58%
TB khác < 1,0 x 106



Tinh dịch đồ là xét nghiệm đánh giá tổng quát về số lượng cũng như chất lượng của tinh trùng. Xét nghiệm giúp đánh giá tình trạng vô sinh nam.
Xét nghiệm cho biết các thông số sau:
Thời gian ly giải, độ nhớt, màu sắc, pH, thể tích, mật độ tinh trùng, số lượng tinh trùng, di động tiến tới (PR), di động không tiến tới (NP), không di động, hình dạng bình thường, tỉ lệ sống, tế bào khác.
        1             10
Sàng lọc dị tật trước sinh – Double test
Down (Tr.21) < 1:250
Patau (Tr.13) <1:100
Edward (Tr.18) < 1:100
Được thực hiện vào tuần thai 11-13 tuần 6 ngày. Kết hợp kết quả xét nghiệm 2 chất là PAPP-A và free β-hCG với kết quả siêu âm và một số đặc điểm của người mẹ để phát hiện sớm các nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể 21, 13,18.
- Bất thường NST 21 gây ra hội chứng Down.
- Bất thường NST 13 gây ra các dị tật ở đầu mặt, tay chân, tiêu hóa, tiết niệu…
- Bất thường NST 18 gây ra các dị tật ở tay chân, tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu…
                        11
Sàng lọc dị tật trước sinh – Triple test
Down (Tr.21) < 1:250
Patau (Tr.13) <1:100
Edward (Tr.18) < 1:100
Dị tật ống thần kinh < 1:75 hoặc corr.MoM < 2,5
Được thực hiện vào tuần thai 15-22 tuần. Kết hợp kết quả xét nghiệm 3 chất là β-hCG, AFP, uE3 với kết quả siêu âm và một số đặc điểm của người mẹ để phát hiện sớm các nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể 21, 13,18 và dị tật ống thần kinh.
- Bất thường NST 21 gây ra hội chứng Down.
- Bất thường NST 13 gây ra các dị tật ở đầu mặt, tay chân, tiêu hóa, tiết niệu…
- Bất thường NST 18 gây ra các dị tật ở tay chân, tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu…
- Dị tật ống thần kinh: là các bất thường liên quan đến não và tủy sống như não nhỏ, thai vô sọ, gian não thất, não úng thủy…

Trên đây là 11 các xét nghiệm về sản - phụ khoa. Trong đó tập chung nhiều vào các hormon sinh sản của cả nam và nữ. Ngoài ra còn có xét nghiệm tinh dịch đồ để đánh giá khả năng sinh sản của nam và sàng lọc các dị tật trước sinh cho thai nhi.

COMMENTS

BLOGGER: 2
Loading...

BÀI NGẪU NHIÊN$type=list-tab$date=0$au=0$c=5$src=random-posts

BÀI MỚI NHẤT$type=list-tab$date=0$au=0$c=5

PHẢN HỒI MỚI$type=list-tab$com=0$c=4$src=recent-comments

/fa-clock-o/ QUAN TÂM NHIỀU TRONG TUẦN$type=list

Tên

CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM,49,KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM,51,TƯ VẤN XÉT NGHIỆM,6,
ltr
item
TUYENLAB: Giá trị tham chiếu và ý nghĩa lâm sàng của các xét nghiệm về sản - phụ khoa
Giá trị tham chiếu và ý nghĩa lâm sàng của các xét nghiệm về sản - phụ khoa
Ý nghĩa các hormon sinh sản như LH, FSH, Prolactin, Estradiol, Progesteron, AMH, Testostẻol, tinh dịch đồ, sàng lọc dị tật trước sinh...
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgZifekIaPqM9niVARUItBW_b0UVyjs1PX_UV2N2Gn0EDXKwuZugBQorLKBlDkAl8gC2TP9q_i_7OZmbjc56nUOjBhNUMHgxFaebUZrl4VGwJPcvf06KTOC-TFdtyRV7oafnSFtGFIyRoef/s400/xet+nghiem+san.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgZifekIaPqM9niVARUItBW_b0UVyjs1PX_UV2N2Gn0EDXKwuZugBQorLKBlDkAl8gC2TP9q_i_7OZmbjc56nUOjBhNUMHgxFaebUZrl4VGwJPcvf06KTOC-TFdtyRV7oafnSFtGFIyRoef/s72-c/xet+nghiem+san.jpg
TUYENLAB
https://www.tuyenlab.com/2017/05/gia-tri-tham-chieu-va-y-nghia-lam-sang_88.html
https://www.tuyenlab.com/
https://www.tuyenlab.com/
https://www.tuyenlab.com/2017/05/gia-tri-tham-chieu-va-y-nghia-lam-sang_88.html
true
5820880022322671012
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts XEM TẤT CẢ Đọc tiếp Reply Cancel reply Xóa By Home TRANG BÀI VIẾT Xem tất cả ĐỀ XUẤT CHO BẠN DANH MỤC LƯU TRỮ SEARCH TẤT CẢ BÀI ĐĂNG Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share. STEP 2: Click the link you shared to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy