Giá trị tham chiếu và ý nghĩa lâm sàng của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (Công thức máu)

Giá trị bình thường và ý nghĩa lâm sàng của các chỉ số xét nghiệm Công thức máu (tổng phân tích tế bào máu)


Tiếp theo các xét nghiệm hóa sinh và miễn dịch. Hôm nay mình chia sẻ tiếp về xét nghiệm Huyết học. Trong đó giá trị tham chiếu và ý nghĩa lâm sàng của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu hay Công thức máu là cơ bản nhất mình muốn giới thiệu ở đây:




TT
Xét nghiệm/
Giá trị tham chiếu
Ý nghĩa lâm sàng
                      

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
Là xét nghiệm đánh giá tổng quát về số lượng cũng như chất lượng cẩu 3 dòng tế bào máu ngoại vi gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.  Xét nghiệm đánh giá các bệnh lý về máu và cơ quan tạo máu: thiếu máu, suy tuỷ, ung thư máu,,, sốt do nhiễm trùng, sốt do virus….

1. RBC (Red blood cells – Số lượng hồng cầu)
Nam: 4,5-6,5 T/L
Nữ: 3,8-5,8 T/L
- Là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu toàn phần.
- Tăng: Cô đặc máu, bệnh đa hồng cầu nguyên phát, thiếu oxy kéo dài (bệnh tim, bệnh phổi….)
- Giảm: Thiếu máu, mất máu, giảm sinh tủy….

2. HGB hay Hb (Hemoglobin- Lượng huyết sắc tố)
Nam: 130-180 g/L.
Nữ: 120-165 g/L
- Là lượng HST có trong một đơn vị máu toàn phần. Xét nghiệm dùng để đánh gía tình trạng thiếu máu.
- Tăng: Cô đặc máu, thiếu oxy mạn tính…
- Giảm: Thiếu máu, mất màu, máu bị hòa loãng, suy tủy dòng hồng cầu.
- Giá trị: chẩn đoán thiếu máu
+ Nam Hb < 130 g/L
+ Nữ Hb < 120 g/L
+ Phụ nữ mang thai & người già Hb < 110/L.


3. HCT (Hematocrit – Thể tích khối hồng cầu)
+ Nam: 0,39-0,49 L/L
+ Nữ: 0,33 – 0,43 L/L
- Là tỉ lệ thể tích của khối hồng cầu trên tổng thể tích máu toàn phần.
- Tăng: Cô đặc máu, thiếu oxy mạn tính, rối loạn dị ứng, giảm lưu lượng máu, bệnh đa hồng cầu.
- Giảm: Thiếu máu, mất máu, máu bị hòa loãng, suy tủy, thai nghén…

4. MCV (Mean corpuscular volume – Thể tích trung bình hồng cầu)
85-95 fL
- Là thể tích trung bình của mỗi hồng cầu, MCV = HCT/RBC.
- Tăng: Thiếu vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, nghiện rượu, chứng tăng hồng cầu, suy tuyến giáp, bất sản tủy, xơ háo tủy, tan máu cấp..
- Giảm: Thiếu sắt, thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, thiếu máu trong bệnh mạn tính, suy thận mạn, nhiễm độc chì…


5. MCH (Mean corpuscular hemoglobin – Lượng HST trung bình hồng cầu)
28-32 pg
- Là lượng HST có trong mỗi hồng cầu. MCH = Hb/RBC.
- Tăng: thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, , bệnh hồng cầu hình cầu di truyền…
- Giảm: Thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu đang tái tạo.


6. MCHC (Mean corpuscular hemoglobin concentration – Nồng độ HST trung bình hồng cầu)
320- 360 g/L
- Là nồng độ có trong một thể tích khối hồng cầu. MCHC = Hb/HCT
- Tăng: Mất nước ưu trương, thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường…
- Giảm: thiếu máu đang hồi phục, thiếu máu do giảm Folate hoặc Vitamin B12, xơ gan, nghiện rượu…

7. RDW (Red distribution width – Dải phân bố kích thước hồng cầu)
11-15%
- Đánh giá mức độ đồng đều giữa các hồng cầu. Nếu RDW>15% có nghĩa là các hồng cầu to, nhỏ không đều nhau.
- Tăng: Thiếu sắt, thiếu máu Thalassemia và bệnh lý Hb, sự phân mảnh hồng cầu,..

8. WBC (White Blood Cells – Số lượng Bạch cầu)
4-10 G/L
- Là số lượng tế bào bạch cầu có trong một một thể tích máu toàn phần.
- Tăng: Viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu, sử dụng một số thuốc như corticosteroid…
- Giảm: Thiếu máu do giảm sinh tủy, nhiễm virus (sốt xuất huyết), nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc, dị ứng, nhiễm khuẩn gram âm nặng…

9. NEU % (% Neutrophil – Tỉ lệ % bạch cầu hạt trung tính)
43-76%

- Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt trung tính.
- Tăng: sau bữa ăn, sau vận động nặng (tăng ít và tạm thời), nhiễm trùng cấp tính (viêm phổi, viêm ruột thừa, viêm túi mật, áp se…), trong nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi cấp, sau phẫu thuật lớn có mất nhiều máu, stress, các ung thư, bệnh bạch cầu dòng tủy,sau điều trị Corticoid.
- Giảm: nhiễm độc nặng, nhiễm khuẩn tối cấp, sốt rét, nhiễm virus, thiếu máu bất sản tủy, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, sau xạ trị



10. NEU # (# Neutrophil – Số lượng bạch cầu hạt trung tính tính)
2-8 G/L

11. EO % (% Eosinophil– Tỉ lệ % bạch cầu hạt ưa acid)
0,1 – 7,0 %

- Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa acid.
- Tăng: nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, một số bệnh máu...
- Giảm: Nhiễm khuẩn cấp, tình trạng sốc, điều trị corticoid, bệnh Cushing...


12. EO # (#Eosinophil – Số lượng bạch cầu hạt ưa acid)
0,01 – 0,7 G/L

13. BASO % (% Basophil– Tỉ lệ % bạch cầu hạt ưa base)
0,1 – 2,5 %

- Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa base.
- Tăng:  nhiễm độc, hội chứng tăng sinh tủy, các rối loạn dị ứng, bệnh bạch cầu kinh dòng hạt.
Giảm: Nhiễm khuẩn cấp, các phản  ứng miễn dịch, sử dụng các thuốc corticoid…


14. BASO # (# Basophil – Số lượng bạch cầu hạt ưa base)
0,01 – 0,25 G/L

15. LY % (% Lymphocyte – Tỉ lệ % bạch cầu lympho)
17-48%
- Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu lympho.
- Tăng: Nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm vi khuẩn và virus, bệnh bạch cầu dòng lympho mạn, bệnh Hodgkin’s, viêm loét đại tràng, suy thượng thận, xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát.
- Giảm: nhiễm khuẩn cấp, thiếu máu do bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng thuốc corticoid…


16. LY # (# Lymphocyte – Số lượng bạch cầu lympho)
1,0-5,0 G/L

17. MO % (% Monocytes – Tỉ lệ % bạch cầu Mono)
4-8%
- Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu Mono.
- Tăng: Nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, các ung thư, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng mono, u lympho, u tủy…
- Giảm: Thiếu máu bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng thuốc corticoid…

18. MO # (# Monocyte – Số lượng bạch cầu Mono)
0,2-1,5G/L

19. IG % (Immature Granulocyte) – Tỉ lệ bạch cầu hạt chưa trưởng thành
0-2%
- Là bạch cầu hạt chưa trưởng thành.
- Bình thường khi có hiện tượng viêm nhiễm các bạch cầu hạt sẽ tham gia đáp ứng. Khi không đủ sẽ tăng số lượng bạch cầu, lúc này sẽ xuất hiện các bạch cầu hạt chưa trưởng thành.
- Việc xuất hiện IG ở máu ngoại vi gợi ý một đáp ứng sớm của viêm nhiễm, nhiễm trùng…
- Các nghiên cứu gần đây về IG chủ yếu vào phân biệt nhanh và sớm giữa nhiễm trùng và nhiễm virus đặc biệt ở trẻ nhỏ; chẩn đoán sớm tình trạng có nhiễm trùng hay không ở bn có đáp ứng viêm hệ thống (trong đó nhiễm trùng huyết là một nguyên nhân).
- IG có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn so với một số XN khác như CRP, IL-6…

19. IG #(Immature Granulocyte) – Số lượng bạch cầu hạt chưa trưởng thành
0-0,2 G/L

20. PLT (Platelet – Số lượng tiểu cầu)
150-400 G/L
- Tăng : hội chứng rối loạn sinh tủy, các nguyên nhân tăng tiểu cầu phản ứng (chảy máu cấp, dị ứng, nhiễm khuẩn, ung thư, sau cắt lách…)
- Giảm:
+ Giảm sản xuất: ức chế hoặc suy tủy xương, xơ gan, nhiễm virus ảnh hưởng đến tủy xương (Dengue, Rubella, Viêm gan B, C, quai bị,..), bệnh giảm tiểu cầu tiên phát, thứ phát, hóa trị liệu, thiếu VTM B12 và folic acid có thể dẫn đến giảm sản xuất tiểu cầu ở tủy xương,…
+ Tăng phá hủy hoặc loại bỏ: phì đại lách, đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC), các kháng thể kháng tiểu cầu,…

21. MPV ( Mean platelet volume -Thể tích trung bình tiểu cầu)
5-8fL
- Tặng: Beenhjtim mạch sau nhồi máu cơ tim, sau tắc mạch máu não, ĐTĐ, tiền sản giật, hút thốc lá, cắt lách, stress, chứng nhiễm độc do tuyến giáp, phục hồi tiểu cầu sau điều trị…
- Giảm: thiếu máu do bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, hóa trị liệu ung thư, bệnh bạch cầu cấp, lupus ban đỏ hệ thống, chứng tăng năng lách, giảm sản tủy xương, chứng tăng tiểu cầu hoạt động…

22. PCT (plateletcrit – Thể tích khối tiểu cầu)
0,016-0,036 L/L
- Tăng: ung thư đại trực tràng,..
- Giảm: nghiện rượu, nhiễm nội độc tố…

23. PDW (Platelet distribution width – Dải phân bố kích thước tiểu cầu)
11-15%
- Tăng: ung thư phổi, bệnh hồng cầu liềm, nhiễm khuẩn huyết gram dương, gram âm…
- Giảm: nghiện rượu..

Trên đây là gần như đầy đủ các thông số của một xét nghiệm Công thức máu. Hy vọng qua bài viết các bạn hiểu thêm được nhiều vấn đề trong công thức máu cũng như ý nghĩa lâm sàng của nó.


COMMENTS

BÀI NGẪU NHIÊN$type=list-tab$date=0$au=0$c=5$src=random-posts

BÀI MỚI NHẤT$type=list-tab$date=0$au=0$c=5

PHẢN HỒI MỚI$type=list-tab$com=0$c=4$src=recent-comments

/fa-clock-o/ QUAN TÂM NHIỀU TRONG TUẦN$type=list

Tên

CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM,49,KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM,51,TƯ VẤN XÉT NGHIỆM,6,
ltr
item
TUYENLAB: Giá trị tham chiếu và ý nghĩa lâm sàng của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (Công thức máu)
Giá trị tham chiếu và ý nghĩa lâm sàng của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (Công thức máu)
Giá trị bình thường và ý nghĩa lâm sàng của các chỉ số xét nghiệm Công thức máu (tổng phân tích tế bào máu)
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhSRP8QfdHSl7MPKVosQNhcoyb-RaaBGDa5ot_PuwSMaa_3lXGDdaeQ2q24JfeCCufbBzBJ-YtQAmIiVmGP2KslRXlMy9yZvYAlfkDS0N_RClBLrKOqPXvk8bFIFGpBQqIwXCICus9Cx567/s400/xet+nghiem+ctm.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhSRP8QfdHSl7MPKVosQNhcoyb-RaaBGDa5ot_PuwSMaa_3lXGDdaeQ2q24JfeCCufbBzBJ-YtQAmIiVmGP2KslRXlMy9yZvYAlfkDS0N_RClBLrKOqPXvk8bFIFGpBQqIwXCICus9Cx567/s72-c/xet+nghiem+ctm.jpg
TUYENLAB
https://www.tuyenlab.com/2017/05/gia-tri-tham-chieu-va-y-nghia-lam-sang_28.html
https://www.tuyenlab.com/
https://www.tuyenlab.com/
https://www.tuyenlab.com/2017/05/gia-tri-tham-chieu-va-y-nghia-lam-sang_28.html
true
5820880022322671012
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts XEM TẤT CẢ Đọc tiếp Reply Cancel reply Xóa By Home TRANG BÀI VIẾT Xem tất cả ĐỀ XUẤT CHO BẠN DANH MỤC LƯU TRỮ SEARCH TẤT CẢ BÀI ĐĂNG Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share. STEP 2: Click the link you shared to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy