Những khái niệm cơ bản trong Lựa chọn và phê duyệt phương pháp xét nghiệm

Những khái niệm cơ bản trong Lựa chọn và phê duyệt phương pháp xét nghiệm, thẩm định phương pháp xét nghiệm hóa sinh, huyết học, vi sinh...

Lựa chọn và phê duyệt phương pháp xét nghiệm là một yêu cầu bắt buộc trong ISO 15189 khi bạn muốn xác nhận giá trị sử dụng của một phương pháp xét nghiệm. Hay nói cách khác trước khi bạn đưa một phương pháp xét nghiệm vào áp dụng tại phòng xét nghiệm, bạn phải chứng minh được phương pháp đó đáp ứng được các yêu cầu để đảm bảo độ tin cậy cho kết quả xét nghiệm.

Các khái niệm tôi đưa ra ở đây có thể sẽ là tương đối mới với hầu hết các PXN chưa tham gia xây dựng ISO 15189, với các PXN đã và đang trong quá trình xây dựng ISO 15189 thì sẽ thấy quen thuộc hơn. Tuy nhiên chắc chắn nhiều khái niệm các PXN cũng chưa nắm rõ được, còn có sự nhầm lẫn. Do vậy với kinh nghiệm bản thân đã từng tham gia xây dựng hệ thống ISO, được đào tạo về ISO...tôi xin chia sẻ để làm rõ hơn những khái niệm này.


1. Đầu tiên là nhóm từ khái niệm hay nhầm lẫn nhất là: Thẩm định phương pháp, định trị phương pháp, đánh giá phương pháp, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp, phê duyệt phương pháp. Thực tế các tên gọi này là 1, tất cả đều là "method validation". Đây là quá trình cung cấp bằng chứng khách quan nhằm chứng minh quy trình xét nghiệm đạt được các yêu cầu đặt ra. 

Để chứng minh được thì các nhà sản xuất hóa chất, thiết bị hay chính PXN phải thực hiện đo lường nhiều thông số để chứng minh phương pháp của mình là tốt. Nếu sự chứng minh này được 1 tổ chức  uy tín công nhận (FDA, CLSI...) thì được coi là phương pháp tiêu chuẩn. Nếu chưa được các tổ chức này công nhận thì là phương pháp không tiêu chuẩn.

Thực tế hầu hết các xét nghiệm định lượng (hóa sinh, huyết học) hiện nay đều là các phương pháp tiêu chuẩn đã được FDA chứng nhận. Việc chứng minh này do chính các nhà sản xuất hóa chất hay thiết bị xét nghiệm thực hiện. Các phòng xét nghiệm gần như không phải làm (trừ các phương pháp không tiêu chuẩn, phương pháp tự xây dựng).

Ví dụ xét nghiệm định lượng Glucose sử dụng men hexokinase bằng hóa chất của Roche trên máy Cobas c311 là phương pháp tiêu chuẩn đã được FDA chứng nhận. Như vậy Roche phải thẩm định phương pháp này (validation) chứ không phải PXN thẩm định phương pháp.


2. Kiểm tra xác nhận quy trình xét nghiệm (verification) là quá trình áp dụng quy trình xét nghiệm có hiệu lực được sử dụng không có sửa đổi gì vào điều kiện của PXN và xác nhận quy trình xét nghiệm đó đạt đựơc các yêu cầu đặt ra trước khi đưa vào sử dụng thường xuyên.

Đây là công việc mà các PXN phải làm. Với các phương pháp tiêu chuẩn đã được thẩm định ở trên khi đưa vào áp dụng tại các PXN thì PXN phải chứng minh bằng các thực nghiệm xem phương pháp đó khi áp dụng vào thực tế phòng xét nghiệm có đạt được các yêu cầu của nhà sản xuất hay không.

Ví dụ: Phương pháp xét nghiệm Glucose ở trên theo phương pháp tiêu chuẩn độ lặp lại phải có CV <5%. PXN phải thực hiện lặp lại xét nghiệm và tính toán thông số CV. Nếu CV của PXN <= 5% thì đạt. Nếu CV > 5% thì không đạt và cần khắc phục sau đó thực hiện lại cho đến khi đạt thì mới được sử dụng phương pháp xét nghiệm này trên bệnh nhân.


3. Độ lặp lại (repeatability): Độ chụm trong các điều kiện lặp lại. [ISO 3534 -1 ]

- Điều kiện lặp lại (repeatability conditions): Điều kiện mà tại đó các kết quả thử nghiệm độc lập nhận được với cùng một phương pháp, trên những mẫu thử giống hệt nhau, trong cùng một phòng thí nghiệm, bởi cùng người thao tác, sử dụng cùng một thiết bị, trong khoảng thời gian ngắn.[ISO 3534 -1] (TCVN6910-1:2001)

4. Độ tái lập (reproducibility): Độ chụm trong điều kiện tái lập [ISO 3534 -1] 

- Điều kiện tái lập (reproducibility conditions): Điều kiện trong đó các kết quả thử nghiệm nhận được bởi cùng một phương pháp, trên các mẫu thử giống hệt nhau trong các phòng thí nghiệm khác nhau, với những người thao tác khác nhau, sử dụng các thiết bị khác nhau. [ISO 3534 -1] (TCVN6910-1:2001)

5. Độ đúng (trueness): Mức độ gần nhau giữa giá trị trung bình của một dãy lớn các kết quả thử nghiệm và giá trị quy chiếu được chấp nhận (TCVN6910-1:2001)

Việc xác định độ đúng được dựa trên độ chệch (bias) giữa kết quả của các lần thử nghiệm với giá trị thực (giá trị đúng, hoặc được cho là đúng).


6. Khoảng tuyến tính 
Khoảng tuyến tính của một phương pháp phân tích là khoảng nồng độ ở đó có sự phụ thuộc tuyến tính giữa đại lượng đo được và nồng độ chất phân tích.

Ví dụ phương pháp đo Triglycerid bằng hóa chất của Backman Coulter là 11 mmol/L. Nếu kết quả BN >11 mmol/L thì sẽ không chắc chắn kết quả đó có đúng không vì khi đó không còn sự tuyến tính giữa màu sắc và nồng độ của chất phân tích.


7. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) 

- Giới hạn phát hiện (Limit of detection-LOD): Nghiên cứu giá trị nhỏ nhất của khoảng phát hiện của một phương pháp nhưng không cần định lượng nồng độ chính xác.

Ví dụ LOD của đo hồng cầu trên máy sysmex là 0,001 T/L thì có nghĩa là nếu số lượng hồng cầu <0,001 máy sẽ không đo được. 

- Giới hạn định lượng (Limit of Quantitation – LOQ): LOQ là nồng độ tối thiểu của một chất có trong mẫu thử mà ta có thể định lượng bằng phương pháp khảo sát và cho kết quả có độ chụm mong muốn.

Ví dụ LOQ của đo hồng cầu trên máy sysmex là 0,01 T/L thì có nghĩa là nếu số lượng hồng cầu >=0,01 máy sẽ đo được chính xác, còn nếu < 0,01 thì máy đo được nhưng không chính xác nồng độ.

8. Khoảng tham chiếu 

Khoảng tham chiếu là khoảng phân bố đặc trưng của giá trị ở một quần thể tham chiếu sinh học.

Ví dụ nồng độ Glucose máu của người bình thường là 3,9-6,4 mmol/L thì đó là khoảng tham chiếu.

9. Độ không đảm bảo đo (Uncertainty of measurement): 

Thông số đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị của đại lượng được qui cho đại lượng đo dựa trên thông tin đã sử dụng. Thông số này phức tạp, mình sẽ trình bày ở một bài riêng.

Trong các bài viết sau tôi sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện Kiểm tra xác nhận quy trình xét nghiệm (verification) cho từng thông số.

Mọi thắc mắc vui lòng trao đổi tại đây hoặc liên lạc qua email: tuyenlab@gmail.com

Tài liệu tham khảo:
- ISO 3534 -1 (TCVN6910-1:2001)
- Trần Cao Sơn, Thẩm định phương pháp trong phân tích hóa học và vi sinh vật, 

COMMENTS

BLOGGER: 1
Loading...

BÀI NGẪU NHIÊN$type=list-tab$date=0$au=0$c=5$src=random-posts

BÀI MỚI NHẤT$type=list-tab$date=0$au=0$c=5

PHẢN HỒI MỚI$type=list-tab$com=0$c=4$src=recent-comments

/fa-clock-o/ QUAN TÂM NHIỀU TRONG TUẦN$type=list

Tên

CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM,49,KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM,51,TƯ VẤN XÉT NGHIỆM,6,
ltr
item
TUYENLAB: Những khái niệm cơ bản trong Lựa chọn và phê duyệt phương pháp xét nghiệm
Những khái niệm cơ bản trong Lựa chọn và phê duyệt phương pháp xét nghiệm
Những khái niệm cơ bản trong Lựa chọn và phê duyệt phương pháp xét nghiệm, thẩm định phương pháp xét nghiệm hóa sinh, huyết học, vi sinh...
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhYcMPsOY-sdM2mldjuWs4uLQ4v_2676nSq7ztnxuu9opFmVAdzShfenC_R3ZgNRpDDys2O3SWq4uM-lKRA4DbtODeBip1RpvNKBvQkKDTzsywPdFpImPovuopRLNkfAuRX8NgU9QgBhOGq/s400/phe+duy+pp.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhYcMPsOY-sdM2mldjuWs4uLQ4v_2676nSq7ztnxuu9opFmVAdzShfenC_R3ZgNRpDDys2O3SWq4uM-lKRA4DbtODeBip1RpvNKBvQkKDTzsywPdFpImPovuopRLNkfAuRX8NgU9QgBhOGq/s72-c/phe+duy+pp.jpg
TUYENLAB
https://www.tuyenlab.com/2018/01/nhung-khai-niem-co-ban-trong-lua-chon.html
https://www.tuyenlab.com/
https://www.tuyenlab.com/
https://www.tuyenlab.com/2018/01/nhung-khai-niem-co-ban-trong-lua-chon.html
true
5820880022322671012
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts XEM TẤT CẢ Đọc tiếp Reply Cancel reply Xóa By Home TRANG BÀI VIẾT Xem tất cả ĐỀ XUẤT CHO BẠN DANH MỤC LƯU TRỮ SEARCH TẤT CẢ BÀI ĐĂNG Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share. STEP 2: Click the link you shared to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy