10 bước cơ bản trong quy trình phát máu an toàn

phát máu an toàn, , 10 bước cơ bản trong quy trình phát máu an toàn, KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM, xét nghiệm y học, tuyenlab.com, Định nhóm máu ABO và Rh của bệnh nhân, Lựa chọn túi máu hoặc chế phẩm phù hợp, Định lại nhóm máu túi máu, Thực hiện phản ứng hòa hợp, Dán nhãn hòa hợp, Phát máu


Phát máu an toàn là một khâu vô cùng quan trọng trong quy trình truyền máu lâm sàng. Phát máu an toàn được tiến hành qua 10 bước cơ bản để nhằm mục đích phát được đơn vị máu phù hợp và an toàn cho bệnh nhân về hệ nhóm máu ABO, Rh và phản ứng hòa hợp. Phát máu an toàn phải được thực hiện đúng và đầy đủ tại tất cả các cơ sở y tế có tiến hành hoạt động truyền máu. Vậy 10 bước để phát máu an toàn thế nào là đúng và đầy đủ. Hôm nay mình xin chia sẻ cách thực hiện 10 bước cơ bản này.



1. Chuẩn bị và kiểm tra đầy đủ dụng cụ, sinh phẩm.

Đây là công việc đầu tiên và hàng ngày của nhân viên phòng phát máu. Bạn phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như ống nghiệm, pipet, cốc có mỏ, kính hiển vi, máy ly tâm, nồi cách thủy, bộ huyết thanh mẫu (Anti A, anti B, anti AB, Anti D) huyết thanh coombs (kháng globulin người), bộ hồng cầu mẫu (hồng cầu mẫu A, hồng cầu mẫu B và hồng cầu mẫu O), dung dịch LISS (nếu có), nước muối sinh lý. Các huyết thanh mẫu hồng cầu mẫu phải còn hạn sử dụng, nên pha hồng cầu mẫu mới vào mỗi ngày.
Dụng cụ phát máu
Dụng cụ phát máu


2. Tiếp nhận bệnh phẩm.

Phải có nhân viên phụ trách phần nhận bệnh phẩm. Khi tiếp nhận bệnh phẩm cần kiểm tra đầy đủ các thông tin trên phiếu yêu cầu máu và ống máu. Cần xem bệnh nhân tên họ là gì? bao nhiêu tuổi? Khoa phòng điều trị? Truyền máu lần thứ mấy? Chế phẩm cần truyền là gì? Đối chiếu thông tin trên phiếu và trên ống máu xem có trùng khớp không? Có đủ ống máu cần thiết không (1 ống chống đong EDTA 2ml và một ống không chống đông 5ml). Sau khi kiểm tra đầy đủ xong bạn ghi thời gian nhận bệnh phẩm vào phiếu yêu cầu. Việc ghi thời gian là quan trọng tránh các kiện tụng sau này liên quan đến thời gian cấp phát máu.

3. Định nhóm máu ABO và Rh của bệnh nhân.

Sau khi có bệnh phẩm ta nhanh chóng tiến hành định nhóm máu hệ ABO và Rh của bệnh nhân. Việc định nhóm máu hệ ABO phải được thực hiện bằng cả 2 phương pháp là huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu bằng kỹ thuật ống nghiệm hoặc cao hơn (như gelcard chẳng hạn). Việc định nhóm máu phải được thực hiện 2 lần, nếu không phù hợp cần làm thêm để khẳng định nhóm máu của bệnh nhân. Với hệ nhóm máu Rh chỉ cần định bằng phương pháp huyết thanh mẫu với kỹ thuật ống nghiệm hoặc cao hơn (gelcard).
Phản ứng hòa hợp
Phản ứng hòa hợp

4. Lựa chọn túi máu hoặc chế phẩm phù hợp.

Sau khi đã biết nhóm máu của bệnh nhân ta vào tủ lưu máu để lấy túi máu phù hợp về hệ ABO và Rh. Quan sát và đánh giá túi máu bằng mắt thường xem có bất thường gì không như: Đục, nổi váng, lắng cặn... nếu bất thường phải bỏ ngay vì có thể túi máu đã bị nhiễm trùng. Trong trường hợp không có túi máu (chế phẩm) phù hợp ta phải lấy máu từ nguồn khác như bệnh viện khác, người nhà, người hiến máu. Hãy nhớ luôn luôn ưu tiên lấy túi máu (chế phẩm) cùng nhóm máu ABO và RH. Hạn chế tối đa việc truyền khác nhóm.

5. Định lại nhóm máu túi máu (chế phẩm).

Mặc dù các túi máu khi lưu giữ đã được ghi rõ hệ nhóm máu ABO và Rh nhưng ta vẫn phải kiểm tra lại. Tùy thuộc vào chế phẩm mà lựa chọn phương pháp định nhóm máu. Có thể là huyết thanh mẫu (vơi khối hồng cầu), hồng cầu mẫu (với huyết tương, tủa lạnh và tiểu cầu) hoặc cả hai phương pháp (với máu toàn phần, khối bạch cầu hạt). 

6. Thực hiện phản ứng hòa hợp.

Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình phát máu này. Phản ứng hòa hợp được thực hiện bằng cách cho phản ứng giữa huyết thanh bệnh nhân với hồng cầu người cho (ống chéo 1) và huyết thanh người cho với hồng cầu bệnh nhân (ống chéo 2). Tùy thuộc vào chế phẩm định truyền mà ta làm ống chéo 1, chéo 2 hay cả hai ống chéo. Việc thực hiện phản ứng chéo phải thực hiện ở cả 3 điều kiện là nhiệt độ phòng, 37 độ và môi trường huyết thanh coombs (kháng globulin người). Sau khi thực hiện chéo ở nhiệt độ phòng, quan sát nếu không ngưng kết bạn ủ tiếp ở 37 độ trong 30-45 phút. Sau đó quan sát, nếu không ngưng kết, tiến hành rửa hồng cầu 3 lần bằng nước muối sinh lý sau đó nhỏ huyết thanh coombs vào, ly tâm và đọc kết quả. 

7. Dán nhãn hòa hợp.

Sau khi đã làm phản ứng hòa hợp thấy kết quả phù hợp ta tiến hành dán nhãn hòa hợp lên đơn vị máu để truyền cho bệnh nhân. Trên nhãn phải có đầy đủ các thông tin như: Họ tên bệnh nhân, năm sinh, nhóm máu, số giường, khoa lâm sàng.
Dán nhãn hòa hợp
Dán nhãn hòa hợp


8. Ghi chép các thông tin vào phiếu yêu cầu và sổ kết quả.

Đây là thủ tục hành chính bắt buộc. Bạn phải ghi chép đầy đủ các thông tin lên phiếu yêu cầu máu, sổ kết quả phản ứng chéo, viết phiếu truyền máu hoặc nhập vào phần mềm máy tính đầy đủ các thông tin của bệnh nhân kết quả định nhóm, phản ứng hòa hợp sau đó in phiếu truyền máu.

9. Kiểm tra lại các thông tin.

Bạn kiểm soát lại lần cuối cùng các thông tin về người hiến máu, bệnh nhân trên nhãn của đơn vị máu, phiếu yêu cầu máu, sổ kết quả phản ứng hòa hợp và phiếu truyền máu.

10. Phát máu.

Đây là bước cuối cùng trong quy trình phát máu. Sau khi đã hoàn thiện, bạn sẽ gọi đơn vị yêu cầu máu đến để lĩnh máu. Máu chỉ được phát cho điều dưỡng hoặc y tá khoa phòng bệnh nhân đang điều trị. Không được phát cho hộ lý hay người nhà bệnh nhân. Yêu cầu người lĩnh máu ký vào sổ phát máu. Ghi rõ ngày giờ phát máu.

Trên đây là 10 bước cơ bản trong quy trình phát máu an toàn. Qua bài viết mình hy vọng các đơn vị tuân thủ đầy đủ các bước và trình tự quy trình này để đảm bảo phát được đơn vị máu an toàn cho người bệnh. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đón đọc. Đề nghị ghi rõ nguồn tuyenlab.com khi đăng tải lại nội dung blog này.

Đây là bài viết cuối cùng năm ất mùi của mình. Chúc bạn đọc bước sang năm mới Bình thân với thật nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ cho blog của mình. 

COMMENTS

BLOGGER: 10
Loading...

BÀI NGẪU NHIÊN$type=list-tab$date=0$au=0$c=5$src=random-posts

BÀI MỚI NHẤT$type=list-tab$date=0$au=0$c=5

PHẢN HỒI MỚI$type=list-tab$com=0$c=4$src=recent-comments

/fa-clock-o/ QUAN TÂM NHIỀU TRONG TUẦN$type=list

Tên

CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM,49,KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM,51,TƯ VẤN XÉT NGHIỆM,6,
ltr
item
TUYENLAB: 10 bước cơ bản trong quy trình phát máu an toàn
10 bước cơ bản trong quy trình phát máu an toàn
phát máu an toàn, , 10 bước cơ bản trong quy trình phát máu an toàn, KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM, xét nghiệm y học, tuyenlab.com, Định nhóm máu ABO và Rh của bệnh nhân, Lựa chọn túi máu hoặc chế phẩm phù hợp, Định lại nhóm máu túi máu, Thực hiện phản ứng hòa hợp, Dán nhãn hòa hợp, Phát máu
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEicR9L5qCjJwEg_hxcag9ifdzOzT7zck-rAcyz4XICyfER88wNz7_YL1M1Ko6H3laLQWpS_08Aq6dxtA7HQZt46qp9KEdKnubMR8HWadVGMtaSJb4fLMHsMKJ7ijCY3ReeAB9FvPFrgOq39/s400/dan-nhan-phat-mau.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEicR9L5qCjJwEg_hxcag9ifdzOzT7zck-rAcyz4XICyfER88wNz7_YL1M1Ko6H3laLQWpS_08Aq6dxtA7HQZt46qp9KEdKnubMR8HWadVGMtaSJb4fLMHsMKJ7ijCY3ReeAB9FvPFrgOq39/s72-c/dan-nhan-phat-mau.jpg
TUYENLAB
https://www.tuyenlab.com/2016/02/10-buoc-co-ban-trong-quy-trinh-phat-mau.html
https://www.tuyenlab.com/
https://www.tuyenlab.com/
https://www.tuyenlab.com/2016/02/10-buoc-co-ban-trong-quy-trinh-phat-mau.html
true
5820880022322671012
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts XEM TẤT CẢ Đọc tiếp Reply Cancel reply Xóa By Home TRANG BÀI VIẾT Xem tất cả ĐỀ XUẤT CHO BẠN DANH MỤC LƯU TRỮ SEARCH TẤT CẢ BÀI ĐĂNG Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share. STEP 2: Click the link you shared to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy