Giá trị tham chiếu và ý nghĩa lâm sàng của các xét nghiệm về bệnh lý của gan như: AST, ALT, Bilirubin, Protein, albumin, GGT, ALP...
Tiếp theo bài viết về Giá trị tham chiếu và ý nghĩa lâm sàng của các xét nghiệm theo nhóm bệnh Phần 1: Nhóm bệnh tiểu đường, chức năng thận và mỡ máu. Hôm nay mình chia sẻ tiếp phần 2: Các bệnh lý về gan: Bệnh lý về gan có rất nhiều như viêm gan, xơ gan, ung thư gan...
4.
Các bệnh lý về gan:
TT
|
Xét nghiệm/
Giá trị
tham chiếu
|
Ý nghĩa
lâm sàng
|
1
|
Protein toàn phần huyết thanh
46
– 82 g/L
|
-
Tăng trong đa u tuỷ xương, nôn mửa nhiều, ỉa chảy nặng, mất nhiều mồ hôi khi
sốt cao kéo dài, thiểu nặng vỏ thượng thận, đái tháo đường nặng, …
-
Giảm trong viêm thận
cấp hoặc mạn
tính, thận hư (đặc biệt là thận hư nhiễm mỡ), mất nhiều protein
qua đường ruột
(do hấp thụ kém), …
|
2
|
Albumin
38
-51 g/L
|
-
Tăng trong mất nước, nôn nhiều, tiêu chảy nặng, …
-
Giảm trong hội chứng thận có protein niệu, các bệnh gan nặng, thận hư nhiễm mỡ,
viêm thận mạn, bỏng,
eczema, dinh dưỡng
kém,
phụ
nữ có thai, người già, …
|
3
|
Tỷ số A/ G
1,2-1,8
|
-
Tăng trong thiếu hay không có globulin.
-
Tỷ số A/G giảm < 1 thường do giảm albumin hoặc tăng globulin hoặc do phối
hợp cả hai. Albumin giảm trong suy dinh dưỡng, suy kiệt, lao, ung thư; tăng
globulin trong, đa u tủy, nhiễm khuẩn,bệnh collagen; giảm albumin và tăng
globulin gặp trong xơ gan, viêm thận cấp, hội chứng thận hư nhiễm mỡ.
|
4
|
Bilirubin TP
3
- 17 μmol/L
|
-
Bilirubin là sản phẩm thoái hoá Hem của hemoglobin, một phần nhỏ được liên hợp
với glucuronat ở gan
tạo thành bilirubin
liên hợp (LH) hay trực tiếp
(TT), phần còn lại là bilirubin tự do (TD) hay gián tiếp (GT).
-
Bilirubin TP huyết tương tăng trong các trường hợp vàng da do: tan huyết,
viêm gan, tắc mật.
|
5
|
Bilirubin LH (TT)
0,1
- 4,2 μmol/L
|
-
Bilirubin LH tăng trong vàng da tại gan và sau gan: viêm gan,tắc mật, xơ gan.
|
6
|
Bilirubin TD (GT)
3-13,6
μmol/L
|
-
Bilirubin TD huyết tương tăng trong vàng da trước gan: tan huyết (thiếu máu
tan huyết, sốt rét, truyền nhầm nhóm máu, vàng da ở trẻ sơ sinh).
|
7
|
ALT (GPT)
10
– 40 U/L
|
-
Enzym ALT có nhiều trong bào tương của tế bào gan, trong khi enzym AST có nhiều
trong cả bào tương và ty thể của các tế bào gan, tim và cơ.
-
Hoạt độ ALT (và cả AST) huyết tương tăng trong bệnh
lý gan mật: viêm
gan cấp, nhất
là viêm gan do virus các typ A,
B, C, D, E, nhiễm ký sinh trùng (sán lá gan), nhiễm độc rượu, nấm độc, ngộ độc
thức ăn.
|
8
|
AST (GOT)
10
– 37 U/L
|
-
Enzym AST có nhiều trong cả bào tương và ty thể của các tế bào gan, tim và
cơ.
-
Hoạt độ AST huyết tương tăng (>ALT) trong nhồi máu cơ tim.
-
Hoạt độ AST (và cả ALT) huyết tương cũng tăng trong bệnh cơ (loạn dưỡng cơ,
viêm cơ, tiêu myoglobin) và các bệnh khác như viêm da, viêm tuỵ cấp, tổn
thương ruột, nhồi
máu phổi, nhồi máu thận, nhồi
máu não, …
|
9
|
GGT ( ƔGT)
5
– 45 U/L
|
-
GGT có nhiều ở gan, do các tế bào biểu mô đường mật bài tiết ra.
- Hoạt
độ GGT huyết
tương bình thường
là khoảng 35-45 U/L.
-
Hoạt độ GGT huyết tương tăng khi các tế bào biểu mô đường mật bị cảm ứng tăng
tổng hợp enzym như trong tắc mật, viêm gan do rượu, tổn thương tế bào gan.
|
1 10
|
ALP (Alkalin phosphatase
kiềm)
64-306
U/L
|
-
ALP có nhiều ở gan, xương, nhau thai và biểu mô ruột. Vì vậy, bình thường, hoạt
độ ALP huyết tương cũng tăng ở trẻ đang lớn và phụ nữ có thai ở quý 3 của
thai kỳ.
-
Hoạt độ ALP huyết tương tăng trong loãng xương, còi xương, u xương, gãy xương
đang hàn gắn, viêm gan, tắc mật, xơ gan, …
|
Trên đây là 10 xét nghiệm về bệnh lý của gan. Mời các bạn đón đọc tiếp phẩn 3: Các bệnh lý tim mạch và khớp
COMMENTS